– Để có được những trái hồng khô thơm ngon, những người thực hiện phải trải qua quá trình tập huấn nâng cao tại Nhật Bản
– Đầu tiên là chọn hồng, những trái hồng được chọn là hồng tươi, trái màu vàng cam, cứng chắc tay, không dập, không có vết côn trùng cắn. Hồng được hái xuống với một đoạn cuống còn trên trái. Trái hồng phải to, đạt độ chín nhất định thì mới cho sản phẩm ưng ý và đạt chuẩn.
– Sau đó, hồng được rửa sạch, để ráo và gọt vỏ:
– Buộc nút ở đoạn giữa của sợi dây nylon. Hai sợi dây hai bên buộc thắt nút, trước khi xiết dây cho chặt, cài cuống hồng vào. Hai dây hồng sẽ buộc nút so le nhau để những quả hồng khi được phơi không chạm vào nhau. Sau đó, treo hồng trên dây thành chuỗi, phơi trong khoảng thời gian 3-4 tuần. Nơi phơi hồng yêu cầu phải không có ánh sáng trực tiếp, thoáng gió và không bị mưa.
– Sau khoảng 10 ngày (với những quả hồng to) hoặc thậm chí sau 3-5 ngày (với những quả nhỏ), khi sờ quả hồng sẽ thấy có độ mềm, màu sắc chuyển xuống cam đậm có sắc nâu (do nhựa của hồng tiết ra). Sau đó, người thực hiện sẽ phải đeo găng tay nylon vào (cả hai tay)
– "Mát-xa" cho quả hồng một cách từ tốn, nhẹ nhàng, bóp nhẹ để ruột hồng trở nên mềm hơn.
– Cách ngày, công việc "mát-xa" cho những quả hồng được "tổ chức" vào buổi sớm khi cả người lẫn hồng đều thư thái (thực ra thì buổi nào cũng được). Đều đặn như vậy, hai ngày một lần.
– Cứ phơi hồng, sau khoảng 8 tuần thì những trái hồng đã có thể sánh duyên cùng những chén nước trà nóng.
– Công đoạn cuối cùng là hạ giàn, phân loại và đóng gói. Công đoạn này cũng đòi hỏi kinh nghiệm và sự tỉ mỉ của người thực hiện. Trung bình khoảng 5 – 7 ký hồng tươi sẽ cho ra được 1 kg sản phẩm hồng khô.
– Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thịt quả hồng rất cao, rất nhiều beta caroten và sinh tố A (10.080 I.U cho 1 kg hồng), sinh tố B (thiamin, riboflavin, niacin) và C. Ngoài ra, còn nhiều khoáng tố vi lượng như Ca, P, Fe, protein, nhiều chất xơ, đường.
– Hồng được sử dụng như phương thuốc cổ truyền chữa nhiễm trùng phổi, trĩ và chữa bệnh suyễn. Thường dùng dạng hồng khô, ăn mỗi ngày khoảng một trái là tốt. Tính chất se chát của hồng còn giúp ngừng tiêu chảy, cầm mồ hôi và cầm máu.
– Hồng còn giúp ngừa ung thư vì có hàm lượng beta caroten cao, các hợp chất như sibutol và axit betulinic được nghiên cứu có tác dụng kháng ung thư. Một nghiên cứu mới tại Nhật Bản đã chứng minh tác dụng chống lão hóa của hồng nhờ nhóm hợp chất proanthocyanidin có nhiều trong lớp vỏ, giúp bảo vệ tế bào không bị oxy hóa.
Tính chất của hồng tươi và hồng khô khác nhau, hồng tươi có tính hơi hàn, có thể làm hạ huyết áp, không nên dùng cho người suy kiệt, huyết áp thấp, mệt mỏi kinh niên, phụ nữ sau khi sinh còn yếu. Hồng khô tính bình, dẻo, ngọt, được dùng chữa ngộ độc do ăn uống gây tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày không hết.
Tuy tốt nhưng không nên ăn hồng tươi nhiều vào lúc bụng quá đói, không nên ăn cùng những loại quả có chứa nhiều chất axit vị chua hoặc protein, vì chất tanin trong hồng sẽ kết tủa với các nhóm chất trên làm tắc nghẽn đường tiêu hóa, gây khó tiêu và dễ bị kích ứng niêm mạc ruột.
Từ Khóa:
Hồng treo || Hồng treo Đà Lạt || Hồng sấy gió Đà Lạt || Hồng treo công nghệ Nhật Bản ||
Copyright © 2018. Designed by Nvton. All rights reseved