Ở Đông Nam Á, hoa đậu biếc được sử dụng như một thực phẩm để tạo màu xanh tự nhiên cho gạo, trà, nước ép trái cây hoặc cocktail.
Hoa đậu biếc có công dụng như một vị thuốc tốt cho da, ngừa ung thư và chống lão hóa.Trong hoa đậu biếc có chứa chứa chất chống oxy hóa tự nhiên blue-proanthocyanidin công dụng cao hơn nhiều so với vitamin C và E.
– Tăng cường thị lực ( đặc biệt những người sử dụng vi tính, điện thoại nhiều )
– Cải thiện lưu thông máu ở các mao mạch mắt, ngăn chặn sự phát triển của đục thủy tinh thể, trị tổn thương võng mạc, cải thiện tầm nhìn ban đêm
– An thần, giảm lo âu - trầm cảm
– Làm chậm quá trình lão hóa, giảm nếp nhăn sớm, tăng collagen và độ đàn hồi cho da
– Tốt cho tóc, tránh rụng và bạc tóc
– Hỗ trợ điều trị các bệnh trí não, mất trí nhớ
– Lợi tiểu, nhuận tràng
– Thải độc, thanh lọc cơ thể
– Tốt cho người bị tiểu đường
– Trị bệnh lao phổi, viêm phế quản, đau tức ngực
– Ổn định huyết áp
– Người dân vùng Đông Nam Á thường dùng hồ điệp biếc để làm phẩm tô màu xanh cho gạo trắng, trà, nước ép hoặc cocktail, tạo nên một diện mạo hoàn toàn mới với những màu sắc bắt mắt, thu hút và an toàn, lành tính với cơ thể.
– Trà hoa đậu biếc được làm từ 100% thảo mộc tự nhiên, không chất bảo quản, không tẩm ướp hương liệu, an toàn cho sức khỏe, thích hợp sử dụng hàng ngày. Trà hoa đậu biếc được đóng trong lọ thủy tinh vừa vệ sinh vừa đẹp thích hợp để sử dụng hoặc làm quà tặng.
Pha cùng nước sôi 90 độ trở lên, mỗi 200ml ứng với 10gr trà
– Uống nóng: Tráng bình và trà bằng nước sôi trong 30s - 1 phút sau đó gạn bỏ nước. Trút thêm nước sôi và đợi khoảng 5 phút cho trà ngậm nước là có thể dùng được.
– Uống lạnh: Lọc xác trà lấy phần nước, thêm đá hoặc dùng bình lắc đều và thưởng thức.
Trà có vị thơm tự nhiên, khi dùng có thể thêm đường hoặc mật ong, chanh làm tăng thêm hương vị thơm ngon cho sản phẩm.
Nguồn gốc, đặc điểm của cây đậu biếc
– Cây hoa đậu biếc còn gọi là đậu hoa tím hay bông biếc, tên khoa học là Clitoria ternatean, thuộc chi đậu biếc, họ đậu (Fabaceae). Cây có nguồn gốc ở các nước Đông Nam Á, là cây thân thảo, leo, thân và cành mảnh có lông.
– Ở Việt Nam, cây đậu biếc thường được trồng làm cảnh, leo giàn ở bờ rào và để lấy hoa, quả. Có nơi trồng rất nhiều dùng làm cây phân xanh, cây che phủ đất và cải tạo đất. Cây chịu nắng và hạn được trồng bằng hạt. Hoa đậu biếc có dạng trứng ngược màu tím rất đẹp. Hoa thường mọc ra ở nách lá thành chùm riêng lẻ nên khá sai.
Ý nghĩa của hoa đậu biếc
– Hoa đậu biếc biểu tượng cho niềm vui bất tận, sự khởi đầu, duyên dáng, thanh nhã. Một giàn hoa đậu biếc trước sân như nói lên một phần tính cách của gia chủ: luôn cởi mở vui vẻ, dễ làm quen và gần gũi với những người xung quanh.
Tác dụng của cây đậu biếc
– Gần như tất cả các bộ phận của của cây đậu biếc đều có lợi ích cho con người. Người ta dùng rễ của loại cây này làm thuốc chữa bệnh. Rễ cây có vị chát, đắng, chứa các chất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da.
– Ngoài ra, hoa đậu biếc còn có tác dụng ngừa ung thư, chống lão hóa, lợi tiểu, nhuận tràng, tốt cho mắt, da, tóc… Hoa sau khi nấu sẽ cho ra nước có màu xanh dương hoặc tím rất đẹp, các chị em nội trợ hay dùng nước này để tạo màu trong thực phẩm như nấu xôi, cơm, làm bánh, làm trà sữa trân châu hoa đậu biếc.
Hoa đậu biếc có hai cách sử dụng phổ biến
– Tạo màu xanh tự nhiên cho thực phẩm
– Sử dụng như một loại trà thảo mộc thông thường
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– Hoa đậu biếc (khô hoặc tươi): 50 bông
– Gạo nếp: 2 bát
– Nước cốt dừa: 5 thìa
– Rượu trắng: 1 thìa
– Dừa bào: 60g
– Đường: 4 thìa cà phê
– Muối: 2 thìa cà phê
Cách nấu xôi hoa đậu biếc:
– Nấu nước hoa đậu biếc và để nguội, vớt cánh hoa ra. Liều lượng pha hoa đậu biếc: 50 bông/ 1 lít nước sôi.
– Ngâm gạo nếp với nước vừa nấu để qua đêm.
– Vớt nếp ra để riêng cho ráo nước.
– Trộn nếp với muối. Rưới thêm nước cốt dừa lên trên.
– Đem cách thủy trong khoảng 30-40 phút. Lưu ý sau khi hấp được 20 phút thì mở nắp, xới cho xôi chín mềm, đều.
– Khi xôi chín mềm, bạn xới xôi để hơi nước bay bớt và cho đường vào trộn.
– Cho xôi vào khuôn tạo kiểu và rắc thêm dừa bào lên trên.
Trà hoa đậu biếc có màu sắc đẹp mắt và có hương vị đặc biệt. Trà sẽ giúp cải thiện sức khỏe, giúp giảm nguy cơ ung thư và tình trạng lão hóa sớm. Dùng trà bông biếc thường xuyên sẽ giúp cải thiện lưu thông máu đến đầu, tránh rụng và bạc tóc.
Nguyên liệu:
– 50ml siro hoa đậu biếc
– 10ml mật ong
– Quả quất, củ sả, nước sôi
Cách pha trà hoa đậu biếc
Bước 1: Lần lượt cho siro hoa đậu biếc, mật ong vào cốc
Bước 2: Đổ nước sôi vào và khuấy đều
Bước 3: Thêm nước quất vào cốc. Nên dùng rây lọc khi vắt quả quất để lọc hạt.
Bước 4: Cắt sả thành miếng nhỏ hoặc đập dập. Đập dập sẽ thơm hơn và đỡ bị vụn. Cho sả vào vào cốc.
Không quá khó để làm trà hoa đậu biếc phải không nào! Để trông đẹp mắt hơn, bạn có thể thái mỏng quất và thêm hoa đậu biếc trang trí bên trên.
Nguyên liệu:
– Bột năng: 150gr (có thể chỉ dùng một mình bột năng mà không cần bột gạo tẻ)
– Bột gạo tẻ: 20gr
– Đường cát trắng: 40gr
– 5gr hoa đậu biếc khô
– 200ml nước đun sôi còn nóng già.
Cách làm:
– Cho 5gr hoa đậu biếc vào bát.
– Sau đó đổ 200ml nước nóng già vào, đợi khoảng 10 phút thì dùng cái rây lọc lấy nước cốt hoa đậu biếc và bỏ phần bã hoa.
– Trộn đều bột năng, bột gạo tẻ, đường cát trắng với nhau.
– Nước cốt hoa đậu biếc cho lên nồi đun lại cho sôi già, rồi từ từ đổ vào bát bột (lưu ý nước phải thật nóng già mới nhồi được bột, nước nguội hơn sẽ làm cho phần bột lỏng ra không nhào được).
Vừa đổ vừa khuấy, lúc này bột sẽ có kiểu nửa sống nửa chín và khá nóng, dùng thìa đảo một lúc cho bột bớt nóng rồi đeo bao tay vào nhồi bột. Nếu bột còn dính thì cho thêm bột năng, nhồi đến khi dẻo mịn không dính tay là được, lưu ý không nhào bột khô cứng quá sẽ không vo được viên.
– Bọc bột vào màng bọc thực phẩm, tránh bột bị khô, để bột nghỉ 10 phút rồi đem ra vê viên.
Vê đến đâu rắc chút bột năng vào các viên bột tránh tình trạng bị dính vào nhau. Có thể đem sấy qua 10 phút ở nhiệt độ 100 độ mở cửa lò hoặc có lò sấy riêng thì sấy ở nhiệt độ thấp hơn sau đó cho vào hộp để ngăn đá tủ lạnh dùng dần.
– Đun sôi nồi nước, thả trân châu vào luộc, đợi khi trân châu nổi lên thì đừng vớt ra vội. Hãy tắt bếp đậy vung ủ trân châu trong nồi thêm 30 phút nữa để trân châu được chín hoàn toàn giữ được độ dẻo, dai lâu hơn.
– Sau khi ủ xong 30 phút vớt trân châu ra bát nước lạnh, trân châu nguội tiếp tục vớt ra cái bát, thêm vào chút mật ong hoặc nước đường đậm đặc vậy là xong.
Lưu ý: Trường hợp trân châu để từ sáng tới chiều bị cứng thì cho trân châu vào lò vi sóng quay 15-20 giây là trân châu lại dẻo lại, cố gắng ăn đến đâu luộc đến đó vì luộc nhiều ăn không hết để tủ lạnh sẽ bị cứng.
Từ Khóa:
Hoa đậu biếc || trà hoa đậu biếc ||
Copyright © 2018. Designed by Nvton. All rights reseved