– Bạn lấy khoảng 1/4 muỗng cà phê, hòa tan với 200ml nước nóng vừa đun sôi, khuấy đều & sử dụng
– Các loại Cao ngọt thì đã có vị ngọt dễ uống còn đối với Cao đắng bạn có thể cho thêm đường, chanh… để sử dụng
– Có thể cho thêm đá nếu bạn thích uống lạnh
– Mỗi ngày bạn nên uống 3 ly cao Atiso, mỗi ly 200ml theo tỉ lệ pha như trên.
– Uống sau bữa ăn
– Như vậy mỗi ngày bạn sẽ sử dụng 500-600ml là tốt nhất
– Lưu ý: Không nên sử dụng quá nhiều (>1 lít) trong một ngày mà nên sử dụng đều hàng ngày.
– Sau khi uống cao atiso mỗi ngày 3 lần thì sau 5 đến 7 ngày sẽ thấy công dụng rõ rệt. Nhanh nhất là Giấc ngủ sẽ ngon hơn và ăn cảm thấy ngon hơn, da sẽ hồng hào và căng hơn bình thường.
– Nếu bạn là người bị mụn sẽ cảm thấy mụn xẹp đi rõ rệt, đối với mụn thì bạn hãy kiên trì uống cao Atiso mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất sau 3-6 tháng.
– Đối với các bệnh về gan Từ tháng thứ 3 trở đi, các bạn nào bị các loại bệnh về gan nên đi xét nghiệm để có thể nhận thấy được kết quả thay đổi bất ngờ nhé.
– Atiso (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp artichaut tên khoa học: Cynara scolymus), còn được viết là a-ti-sô, là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn.
– Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50–80 cm.
– Atiso được người Pháp di thực vào trồng ở Việt Nam từ hàng trăm năm nay ở các vùng có khí hậu ôn đới như Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Sapa (Lào Cai), Tam Ðảo (Vĩnh Phúc). Ðến nay atisô được phát triển trồng ở nhiều nơi, kể cả vùng đồng bằng như Hải Dương cây vẫn phát triển tốt.
– Các nhà khoa học Pháp, Liên Xô cũ, Nhật và Thụy Sĩ đã chứng minh các tác dụng của atisô:
– Tiêm tĩnh mạch dung dịch atisô sau 2 - 3 giờ lượng mật bài tiết gấp 4 lần.
– Cho uống hoặc tiêm dung dịch atisô làm hạ cholesterol và urê trong máu. Tăng lượng nước tiểu, tăng hàm lượng urê trong nước tiểu.
– Hoa atisô có tác dụng giảm viêm, hạ cholesterol trong máu.
– Atisô không độc.
– Artichol tiêm và viên uống là sản phẩm tinh chế của atisô.
– Trong lá, hoa và thân, rễ của cây atisô chứa nhiều enzym (men) oxy hóa. Sau khi hái, các enzym sẽ hoạt động mạnh, phá hủy các hoạt chất chứa trong dược liệu. Vì vậy phải nhanh chóng diệt men để ổn định hoạt chất bằng các phương pháp sau:
– Hấp 5 phút trong hơi cồn sôi rồi phơi hoặc sấy khô ngay.
– Ngâm trong dung dịch NaCl 5% (muối ăn) rồi phơi hoặc sấy khô ngay.
– Nếu không nhanh chóng diệt men mà chỉ phơi sấy khô dược liệu theo phương pháp thông thường thì 80 - 90% hoạt chất có trong atisô bị phá hủy (đó là điều các nhà sản xuất chế phẩm atisô phải quan tâm).
Kết quả nghiên cứu của Bộ nông nghiệp Mỹ cho thấy, trà atiso chứa nhiều chất chống ôxy hóa hơn các loại rau củ khác. Một số chất chống ôxy hóa có trong trà atiso như quercertin (hợp chất chống ung thư, thúc đẩy sự hoạt động của hệ miễn dịch), rutin (tăng cường sức chịu đựng và sức bền thành mạch mao mạch, làm cho thành mạch dẻo và đàn hồi hơn, tăng tính thẩm thấu, phòng ngừa nguy cơ giòn đứt, vỡ mạch), anthocyanins (hợp chất hữu cơ thiên nhiên có khả năng giúp cơ thể chống tia tử ngoại, viêm nhiễm và ung thư), cynarin (hợp chất có tác dụng lợi mật), luteolin (hợp chất chống lão hóa não và viêm não), silymarin (chất chống ôxy hóa mạnh).
Một số thí nghiệm đối với tinh chất được chiết xuất từ lá cây atiso cho thấy, trà atiso có thể loại bỏ các tế bào không cần thiết (tế bào chết) ra khỏi mô mà không ảnh hưởng tới các tế bào khác. Nó còn hạn chế sự nảy nở của tế bào thành nhiều dạng ung thư khác nhau như ung thư tuyến tiền liệt, bệnh bạch cầu và ung thư vú. Thí nghiệm ở nước Ý cho biết một chế độ ăn uống giàu chất chống ôxy hóa có trong trà atiso sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Lá atiso chứa một loại chất chống ôxy hóa được gọi là cynarin có tác dụng điều tiết dòng chảy của mật trong hệ thống dẫn mật.
Chất chống ôxy hóa cynarin và silymarin có trong trà atiso rất có ích cho gan. Một số thí nghiệm cho thấy chúng còn có tác dụng phục hồi chức năng của gan. Trước đây, trà atiso thường được sử dụng trong khoảng thời gian dài như là thảo dược thay thế cho thuốc trong việc điều trị một số bệnh về gan.
Trà atiso giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chúng là thuốc lợi tiểu tự nhiên, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với gan.
Những tác dụng tích cực của trà atiso đối với gan sẽ giúp cho việc điều trị chứng buồn nôn một cách hiệu quả. Vì thế bạn nên sử dụng trà atiso nếu như có triệu chứng buồn nôn.
Các thành phần hóa học có trong lá của trà atiso có thể làm giảm lượng cholesterol bằng cách kiềm chế HMG-CoA reductase ( hợp chất tổng hợp cholesterol). Chúng làm gia tăng cholesterol tốt HDL (bảo vệ và chống lại cơn đau tim) và giảm thiểu các cholesterol xấu LDL (tạo các mảng bám trên mạch máu, gây đau tim và đột quỵ).
Một cây atiso lớn chứa ¼ lượng chất xơ cần thiết hàng ngày cho cơ thể. Một cây atiso cỡ vừa sẽ cung cấp nhiều chất xơ hơn là 1 cốc mận khô.
Khi dùng trà atiso lần đầu bạn có thể sẽ có phản ứng chưa quen với trà atiso như đau bụng, da có thể hơi có biểu hiện khác nhưng sau vài ngày triệu chứng đó sẽ biến mất.
Atisô có tác dụng thông mật, lợi tiểu, bổ gan thận, an thần, giảm cholesterol trong máu. Do đó, các đối tượng bị nóng gan, cholesterol cao, tăng mỡ máu, vàng da, viêm thận, xơ vữa động mạch, người hút thuốc, uống rượu, làm việc trong môi trường ô nhiễm. người bị viêm loét dạ dày, tá tràng … dùng atisô rất tốt.
Tuy nhiên nếu lạm dụng Atiso, một ngày uống hơn 2 lít nước trà atisô sẽ gây tác động không tốt tới cơ thể dưới đây:
– Do tác dụng tiết mật và co thắt túi mật để đẩy mật từ gan xuống ruột của atisô nên nếu dùng quá thường xuyên hoặc mỗi lần dùng quá nhiều thì có thể gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân nhiều người bị đầy hơi, trướng bụng sau một thời gian dài uống atisô quá nhiều.
– Ngoài ra, atisô còn có tính lạnh nên những người có cơ địa tỳ vị hư hàn ăn uống khó tiêu, cơ quan tiêu hóa có tính lạnh dùng atiso càng thêm hạị.
– Bản chất của atisô là lợi tiểu, giải nhiệt cơ thể, an thần, làm người dùng cảm thấy thoải mái. Nhưng nếu sử dụng quá liều có thể khiến cơ thể bị mất cân bằng điện giải, tăng đào thải hoạt chất, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, K… lâu ngày sẽ có hại cho thận, dẫn tới suy thận.
– Đặc biệt, nếu dùng hàng ngày, thường xuyên các loại nước thanh nhiệt sẽ làm nhuận gan quá mức, gan tiết ra nhiều dịch, trong khi nhu cầu cơ thể không cần đến sẽ làm mất cân bằng các chất và sinh ra bệnh tật, trong đó nặng nhất là teo gan.
Trong trà atisô có chứa nhiều sắt. Hơn nữa, lượng sắt trong trà bao giờ cũng chiếm ưu thế so với các khoáng tố khác dẫn tới việc người uống nhiều trà atiso dù thừa sắt song lại thiếu nhiều khoáng tố vi lượng khác như kẽm, crôm, mangan… Lạm dụng nước trà vì thế có thể dẫn đến mệt mỏi, biếng ăn, buồn chán…
Từ Khóa:
Cao Atiso || Cao mềm Atiso Đà Lạt ||
Copyright © 2018. Designed by Nvton. All rights reseved